– Theo Lawrence R. Klein – Giáo sư Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ (2015): “Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó toàn bộ các hoạt động từ khâu thiết kế, sản xuất đến cung cấp dịch vụ hướng tới tái sử dụng vật chất và loại bỏ các tác động tiêu cực đến môi trường”. Vì sao lại như vậy?
– Mô hình “Kinh Tế Tuần Hoàn” (tiếng Anh: Circular economy – CE) là một mô hình kinh tế đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của các khâu trong nó và loại bỏ các tác động tiêu cực đến môi trường.
– Các khâu trong hệ thống áp dụng quy trình khép kín thông qua việc tự sản xuất nguyên liệu, điều chỉnh, sửa chữa, tái chế và tái sử dụng phụ phẩm trong quá trình sản xuất nguyên liệu.
– Mục đích: Tạo ra các vòng lặp khép kín cho nguồn tài nguyên, nguyên liệu của hệ thống kinh tế, nhằm giảm tối thiểu số lượng phế thải tạo ra trong quá trình sản xuất cũng như giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.
– Tất cả các phế thải của một quy trình sản xuất tiêu dùng đều được sử dụng như một nguyên vật liệu của quy trình sản xuất tiêu dùng khác.
– Trong mô hình “Kinh Tế Tuyến Tính”, các tài nguyên chỉ được sử dụng một chiều, sau khai thác sản xuất, các phụ phẩm sẽ bị vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc lãng phí tài nguyên cũng như tạo ra một lượng rác thải khổng lồ vào môi trường.
Ví dụ: Miền Nam Việt Nam được ví như vựa lúa của đất nước. Sau thu hoạch lúa, bà con thường hay đốt bỏ đi rơm, rạ thừa. Khói trong quá trình đốt ra sẽ thải ra một lượng lớn khí thải ra môi trường, đây cũng là một trong những tác nhân chính của ô nhiễm.
Ảnh: Internet.
– Nhưng, sau áp dụng mô hình CE Tại các buổi tập huấn, bà con nông dân được ngành chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật ủ rơm làm thức ăn cho gia súc, ủ rơm làm nấm rơm hiệu quả. Tất cả sẽ tạo ra được quy trình khép kín nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con.
Ảnh: Internet.
– Theo khảo sát thống kê, mô hình CE đã và đang được các Cấp, các Ban, Ngành phân bố hướng dẫn rộng rãi trong các doanh nghiệp, vùng nông thôn, hợp tác xã, hộ dân. Vì vậy, Chúng tôi phân loại ra 3 cấp bậc:
+ Cấp độ thấp: Các nhà sản xuất được khuyến khích thay đổi tư duy, phải có trách nhiệm thu hồi, tái sử dụng, tái chế và xử lý sản phẩm sau quá trình sử dụng. Bằng việc giảm sử dụng hàng hóa, sản phẩm và tiêu thụ tài nguyên không thể tái chế được (ví dụ: Li nhựa uống nước…) bằng các sản phẩm có thể tái chế được. Đồng thời thay đổi hành vi, thái độ của người sử dụng qua ủng hộ quá trình sản xuất CE.
+ Cấp độ vừa: Ở cấp độ vừa là bao gồm cấp độ thấp cộng với việc giảm việc tiêu dùng tài nguyên xuống mức thấp nhất. (vd: Dùng ly sứ riêng từng nhân viên….)Tái sử dụng sản phẩm, tài nguyên và Tái chế, tuần hoàn tài nguyên (ví dụ: dùng chung các đồ dùng thiết bị gia dụng, chia sẻ phương tiện giao thông, hạ tầng logistic trong vận chuyển, lưu trữ hàng hóa…).
+ Cấp độ cao: Sự kết hợp ở cấp độ thấp và vừa còn thêm: Quy trình đảm bảo hình thành và cung cấp các dịch vụ về bảo hành, bảo dưỡng, thay thế linh kiện, sửa chữa,… để kéo dài tuổi thọ, vòng đời của tất cả các sản phẩm. Song song đó nhà sản xuất phải có trách nhiệm thu gon, phân loại, xử lí sản phẩm thải bỏ sau sử dụng và chất thải nhằm thu hồi lại giảm đến mức tối thiểu và tái sử dụng, tiến tới không có chất thải.
– Vậy: Kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, tránh tạo ra chất thải. Cách tiếp cận này góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực của nền kinh tế tuyến tính. Đồng thời, đây cũng là tiền đề để bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững, như giảm tỷ lệ về “suy giảm” tài nguyên, gìn giữ cho đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai; nâng cao nhận thức của người dân về tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tiêu dùng các mặt hàng sử dụng một lần; mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất để hỗ trợ thực hiện 100% tỷ lệ tái chế chất thải thành nguyên liệu.
Khoảng 10 năm trở lại đây, trên khắp thế giới đều đang tập trung nghiên cứu khái niệm mô hình kinh tế tuần hoàn,…
Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đổi mới từ năm 1986 thì thị trường bất động sản (TTBĐS) cũng manh nha. Tuy nhiên, TTBĐS…
Trên cơ sở thực trạng quy hoạch cơ cấu sử dụng đất, thực trạng hoạt động sản xuất, canh tác của người dân, vùng…
Điều khoản sử dụng | Chính sách bảo mật
Bản quyền thuộc về THD VIỆT NAM