Doctor - Mai Huy Tan
Associate Professor Ph.D - Le Van Hung
Prof. Dr Trinh Duy Luan
Associate Professor Ph.D Nguyen Xuan Mai
Doctor - Vu Tuan Anh
Masters - Le Minh Duc

                                                                                                                             Nghiên cứu phát triển bền vững

              Phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng. Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
 
              Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản:
Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống;
Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường;
Ba là, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục;
Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối;
Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).
 
               Nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau:
Một là, có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế.
Hai là, cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững.
Ba là, tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
 
                 Chính phủ Việt Nam đã nhận định vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 01/02/2021, định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 theo hướng tiên quyết là phát triển kinh tế mới theo xu hướng tuần hoàn, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đặc biệt nhấn mạnh không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Vấn đề môi trường đã ngày một quan tâm trong phát triển kinh tế, chúng ta xây dựng phát triển đất nước nhưng làm sao để vẫn có thể bảo tồn các giá trị thiên nhiên cho con cái sau này.
Khoảng 10 năm trở lại đây, trên khắp thế giới đều đang tập trung nghiên cứu khái niệm mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh bền vững, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ 4.0 ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp, năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu,…


                  Hòa mình vào xu hướng vận động phát triển của thế giới và đất nước, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu nhiều năm và hợp tác với các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn đến từ Đức, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Sỹ, Pháp, Nhật… để triển khai các dự án về kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hậu Giang: “Tổ hợp công nông nghiệp sản xuất và chế biến lúa gạo, rơm trấu gắn với năng lượng tái tại tại xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A” và “Tổ hợp nông nghiệp hữu cơ (Trồng cỏ voi – chăn nuôi) gắn với năng lượng tái tạo tại xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp” đã được ghi nhận trong Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Tầm nhìn triển khai 36 tổ hợp giai đoạn 2025 – 2030, biến Hậu Giang trở thành một nước Hà Lan thu nhỏ.


                  Sơ lược về dự án: Mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu cây sinh khối, tổ hợp tuần hoàn khép kín, không tạo ra chất thải, các sản phẩm của nhà máy trước sẽ là nguyên liệu đầu vào cho nhà máy sau trong chu trình tổ hợp. Quy trình từ một nguyên liệu đầu vào, trải qua tổ hợp cho ra các sản phẩm điện sinh khối, phân bón, nước sạch, thịt bò tươi, nấm hữu cơ, gạo, phụ phẩm nông nghiệp.


                  Tại THD Việt Nam, chúng tôi hướng đến phát triển kinh tế vùng, xây dựng các vùng nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi hữu cơ, đất sạch cùng các công nghệ tiên tiến tạo dựng môi trường xanh sạch đẹp. Đúng với tinh thần trong nghị quyết của Chính Phủ phát triển kinh tế nhưng ko đánh đổi môi trường mà luôn lấy môi trường làm trọng.