I. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, từ năm 2010 đến nay, ngành nông nghiệp của tỉnh này đã triển khai áp dụng có hiệu quả nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, đầu tư hướng đến nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đó là chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 – 2020; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng “Cánh đồng lớn”.v.v…
Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 28 /01/2015 của Thủ tướng chính phủ V/v Phê duyệt quy hoạch điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế Xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng nêu rõ mục tiêu xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá cây trồng và vật nuôi chủ lực có lợi thế cạnh tranh, huy động hiệu quả nguồn lực, đẩy mạnh triển khai ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xây dựng tiêu chuẩn nuôi trồng và nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, từng bước xây dựng và phát triển các khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Trước tình hình đó, chúng tôi đã phối hợp với Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Xây dựng Khu Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng và sản xuất rau hữu cơ.”
II. Mục tiêu dự án.
II.1. Mục tiêu chung.
Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp nước nhà. Góp phần phát triển kinh tế của tình nhà.
Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Singapore,…
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên; phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn lực đầu tư.
Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong huyện. Góp phần phát triển kinh tế của huyện Châu Thành nói chung cũng như tỉnh Tiền Giang nói chung.
II.2. Mục tiêu cụ thể.
Xây dựng nhà màng (nhà kiếng, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận công nghệ (sản xuất rau công nghệ cao) và tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương), trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất.
Khi dự án đi vào sản xuất với 100% công suất, thì hàng năm dự án cung cấp cho thị trường xuất khẩu khoảng 240 tấn rau các loại theo tiêu chuẩn GLOBALGAP; 300 tấn dưa lưới chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Singapore và EU.
Sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP với công nghệ gần như tự động hoàn toàn.
III. Xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau trên thế giới.
– Công nghệ cao trong sản xuất rau được ứng dụng trong tất cả các khâu chọn giống, làm đất, bón phân, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản. để nâng cao hiệu suất lao động hạ giá thành sản phẩm và tạo ra sản phẩm có giá trị cao, được thị trường đón nhận. Cụ thể như:
– Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến trong việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng (trong đó có cây rau), vật nuôi có những tính chất ưu việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh tác động góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng dụng cao trong nông nghiệp.
– Công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro: Công nghệ nuôi cấy mô được hơn 600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh cây giống sạch bệnh. Thị trường cây giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô vào khoảng 15 tỷ USD/năm và tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm.
– Công nghệ trồng cây trong nhà kính: nay được gọi là nhà màng do việc sử dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house). Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được hoàn thiện với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ứng với mỗi vùng miền khác nhau những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động.
– Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể:Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên giá thể – dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Kỹ thuật trồng cây trên giá thể (solid media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công nghệ trồng cây thủy canh vì giá thể này được làm từ những vật liệu trơ và cung cấp dung dịch dinh dưỡng để nuôi cây.
– Công nghệ tưới nhỏ giọt: Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang trở nên là những vấn đề quan trọng chiến lược. Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho từng lọai cây trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón.
Ngoài ra dự án còn cung cấp cho thị trường khoảng 240.000 cành hoa công nghệ cao ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
Toàn bộ sản phẩm của dự án được gắn mã vạch, từ đó có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất.
IV. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
1. Công nghệ nhà màng.
Với ưu thế nhà màng (nhà kính) giúp che mưa, nhà giúp ngăn ngừa sâu bệnh, giúp chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra điều kiện sống tối ưu cho cây trồng để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu. Đồng thời nhà có thể trồng được tất cả các loại rau, quả quanh năm, đặc biệt các loại rau khó trồng ngoài trời mùa mưa và hạn chế sâu bệnh,… Chính vì vậy việc lựa còn công nghệ nhà màng, nhà lưới là rất phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao.
2. Công nghệ trồng rau thủy canh.
Thủy canh có nghĩa là trồng cây trong dung dịch mà không cần đất. Trước đây, phương pháp này còn khá phức tạp, chi phí tốn kém và thường chỉ những người có kinh nghiệm và kiến thức mới có thể làm được. nhưng ngày nay theo công nghệ: Hệ thống thủy canh đơn giản áp dụng cho đô thị (Simplified hydroponic system for urban food production) Mcgill University, Canada, thì quy trình thủy canh rau sạch bằng hệ thủy (hồi lưu và không hồi lưu), tiện lợi, dễ dàng áp dụng, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao.
3. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch.
Mã vạch là một nhóm các vạch kẻ và các khoảng trống song song đặt xen kẽ. Các mã này hay được in hoặc dán trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa… bằng các loại tem dán đã được in vã vạch. Nếu thẻ căn cước (CMND) giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau. Đồng thời qua đó có thể quá trình quản lý sản phẩm một cách rõ ràng hơn trong quá trình sản xuất và lưu trữ.
4. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch dưa lưới.
Dưa lưới chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cảm quan cũng như dinh dưỡng, tỉ lệ hư hỏng, thời gian bảo quản sau thu hoạch. Các yếu tố bên trong là do dưa sau thu hoạch vẫn tiếp tục một số quá trình sinh lý, sinh hóa như hô hấp, thoát hơi nước, sản sinh khí ethylene, quá trình chín, nấm bệnh,… làm dưa bị héo, giảm khối lượng chất khô, vỏ, thịt quả mềm đi, không còn độ giòn và có thể bị hư hỏng hoàn toàn; giảm thời gian bảo quan; dễ bị tổn thương cơ học khi vận chuyển đi xa,… Những yếu tố bên ngoài cũng tác động không nhỏ đến thời gian bảo quản và tỉ lệ hư hỏng như nhiệt độ, độ ẩm không khí, hàm lượng oxy, khí ethylene, hàm lượng cacbonic, nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhiễm bề mặt.
5. Công nghệ sản xuất GLOBALGAP.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn là mục tiêu mà cả cộng đồng nhân loại đang hướng tới. Nuôi trồng nông sản thực phẩm là mắt xích đầu tiên của chuỗi cung cấp thực phẩm, vì thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm có ý nghĩa vô cùng quyết định cho sự an toàn vệ sinh của thực phẩm trên bàn ăn.
6. Công nghệ sơ chế rau, quả của dự án.
Sơ chế là khâu vô cùng quan trọng quyết định đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ, bởi đây là thực phẩm dễ bị hỏng và biến đổi. Việc ứng dụng công nghệ vào sơ chế các loại rau củ giúp rút ngắn thời gian ở quá trình này và đảm bảo độ tươi ngon khi đến với người tiêu dùng.
1/. Rau, củ, quả được phân loại riêng, được xếp vào dây chuyền sơ chế tự động.
2/. Tách bỏ phần lá già, hỏng, rau, củ quả, lựa chọn lấy rau tốt, phân loại theo chất lượng và kích thước.
3/. Rau củ quả sẽ theo băng chuyền để được rửa bỏ bùn đất bằng nước sạch lần 1. Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mang mà không làm dập, nát rau, củ quả.
4/. Ngâm rửa lần 2 trong nước ozone 2-3 ppm, 15’.
5/. Rửa lại bằng nước sạch
6/. Rau, củ, quả sẽ được chuyển đến công đoạn sấy khô, loại bỏ nước thừa bám trên rau, củ quả, tránh bị dập, rửa.
7/. Đóng gói gói rau củ quả sau khi để ráo nước.
Điều khoản sử dụng | Chính sách bảo mật
Bản quyền thuộc về THD VIỆT NAM